Chính phủ và chính trị Tripura

Giống với các bang khác tại Ấn Độ, Tripura có một hệ thống nghị viện theo hình thức dân chủ đại nghị. Các cư dân trong bang được trao quyền tuyển cử phổ thông. Chính phủ Tripura gồm ba nhánh: hành pháp, lập pháptư pháp. Hội đồng lập pháp Tripura gồm có các thành viên được bầu và các cán sự đặc thù do các thành viên bầu nên. Chủ tịch hội đồng là người chủ trì các cuộc họp của hội đồng lập pháp, nếu chủ tịch vắng mặt thì phó chủ tịch là người thay thế. Hội đồng lập pháp Tripura là đơn viện với 60 thành viên.[48] Các thành viên được bầu cho một nhiệm kỳ 5 năm, trừ trường hợp Hội đồng bị giải tán trước khi kết thúc nhiệm kỳ. Hệ thống tư pháp gồm có Tòa cấp cao Tripura và một hệ thống các tòa cấp thấp.[49][50] Quyền hành pháp được trao cho Hội đồng bộ trưởng, với người đứng đầu là Thủ tịch bộ trưởng (Chief Minister). Thống đốc là người đứng đầu bang trên danh nghĩa, người này do Tổng thống Ấn Độ bổ nhiệm. Lãnh đạo của đảng hoặc liên minh đảng phái chiếm đa số trong Hội đồng lập pháp sẽ được Toàn quyền bổ nhiệm làm Thủ tịch bộ trưởng. Các thành viên trong Hội đồng bộ trưởng do Toàn quyền bổ nhiệm theo cố vấn của Thủ tịch bộ trưởng. Hội đồng bộ trưởng phải tường trình trước Hội đồng lập pháp.

Cung Ujjayanta từng là cung điện của vương thất Tripura, tòa nhà là nơi Hội đồng lập pháp Tripura tiến hành hội họp cho đến năm 2011.

Tripura gửi hai đại diện đến Lok Sabha (hạ nghị viện Ấn Độ) và một đại diện đến Rajya Sabha (thượng nghị viện Ấn Độ). Các Panchayat (chính quyền tự trị địa phương) được bầu trong các cuộc tuyển cử hội đồng địa phương và hiện diện tại nhiều làng tự trị. Tripura cũng có một hội đồng tự trị bộ lạc độc nhất đó là Hội đồng khu vực tự trị các khu vực bộ lạc Tripura (TTAADC).[51] Hội đồng này chịu trách nhiệm đối với một số khía cạnh trong quản trị địa phương tại hàng trăm làng có tỷ lệ lớn "các bộ lạc được liệt kê".[51][52]

Các chính đảng lớn tại Tripura là Mặt trận Cánh Tả và Đảng Quốc Đại, Đảng Quốc Đại cầm quyền tại Tripura cho đến năm 1977.[53]:255–66 Mặt trận Cánh Tả giành được quyền lực từ năm 1978 đến năm 1988, và từ năm 1993 trở đi.[54] Trong giai đoạn 1988–1993, Đảng Quốc Đại và Hiệp hội Thanh niên bộ lạc Tripura tạo thành một liên minh cầm quyền.[55] Trong cuộc tuyển cử được tổ chức vào tháng 2 năm 2013, Mặt trận Cánh Tả giành được 50 trong số 60 ghế tại Hội đồng lập pháp, 49 ghế trong đó thuộc về Đảng Cộng sản Ấn Độ (Marxist) (CPM).[56] Trong năm 2013, Tripura là bang duy nhất tại Ấn Độ có một đảng cộng sản cầm quyền. Trước đó, hai bang Tây Bengal và Kerala cũng từng có các chính phủ cộng sản được bầu lên theo cách thức dân chủ.[57]

Chủ nghĩa cộng sản tại Tripura khởi đầu từ thời kỳ tiền độc lập, lấy cảm hứng từ các hoạt động đấu tranh đòi tự do tại Bengal, và lên đến cực độ khi có các chính đảng địa phương mang khuynh hướng cộng sản.[58]:362 Phong trào cộng sản lợi dụng sự bất mãn của các bộ lạc đối với người thống trị chủ đạo.[58]:362 và được biết đến vì các liên kết với việc tìm kiếm bản sắc địa phương hoặc sắc tộc.[59] Kể từ thập niên 1990, diễn ra một cuộc nổi dậy liên tục của người Tripura nhằm đòi đất, với sự tham gia của các tổ chức quân sự như Mặt trận Giải phóng Dân tộc TripuraLực lượng Hổ Toàn Tripura (ATTF); các sự kiện khủng bố có liên quan đến ATTF được ghi nhận là có 389 nạn nhân từ năm 1993 đến năm 2000.[60]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tripura http://books.google.ch/books?id=ixSANFgMjW0C&pg=PA... http://books.google.ch/books?id=ixSANFgMjW0C&pg=PA... //www.amazon.com/dp/B0000CQFES //www.amazon.com/dp/B0006E4EQ6 //www.amazon.com/dp/B0006ENGHO http://www.business-standard.com/article/economy-p... http://archive.deccanherald.com/Content/Jul252008/... http://books.google.com/books?id=-O18xhA_BXUC&pg=P... http://books.google.com/books?id=-mcwAQAAIAAJ http://books.google.com/books?id=ApzUuLiO0jYC&pg=P...